Nằm trong chương trình tiến tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, xin trân trọng mời bạn bốn phương lên thăm Điện Biên quê tôi!
Khát vọng U Va
Sau rất nhiều lần đến U Va (thuộc xã Noong Luống, huyện Điện Biên), tôi đã cố để hiểu những tâm sự ngổn ngang của người dân ở vùng đất phát tích truyền thuyết của người Thái. Và cũng từ đó, một U Va huyền bí luôn ám ảnh tôi, cho đến khi tôi gặp một người, nguyên là thầy giáo người Thái - là một trong số rất ít người còn hiểu cặn kẽ tiếng và chữ Thái, cũng như ý nghĩa của các truyền thuyết trên vùng đất Mường Thanh - ông tên Lò Xuân Ánh.
Ký ức Nậm Tek
Sông Đà - con sông đã đi vào huyền thoại thơ, ca, nhạc, họa... và những người dân bản Pắc Na cũ, xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa vẫn luôn tôn kính như vị thần, sông thiêng. Đối với họ, những thác ghềnh, bờ bãi bao đời nay đã in tạc vào lòng, vào đời sống tâm linh. Những kiến tạo thiên nhiên nay đã ngập chìm sâu dưới hàng trăm mét nước. Trong trái tim của họ vẫn cồn cào nỗi nhớ... Nhất là mỗi độ tết đến xuân về, nỗi nhớ mênh mang bao đời gắn bó với dòng sông, mãi mãi không bao giờ phôi phai.
Ngắm hoa Anh Đào nở ở Mường Phăng
Nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đặt chân đến Điện Biên, đã biết tới Mường Phăng là Chỉ huy sở của quân đội Việt Nam trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Di tích lịch sử hang Thẩm Púa
Hang Thẩm Púa thuộc xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, là địa điểm đầu tiên đặt Sở Chỉ huy tiền phương của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ và là nơi Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ dừng chân từ 7/12/1953 đến 17/01/1954.
ĐỈNH A PA CHẢI
A Pa Chải là địa danh miền núi xa nhất phía Tây Bắc đất nước, có cột mốc biên giới phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, nơi "một tiếng gà gáy, ba nước nghe chung"...
SUỐI KHOÁNG NÓNG HUA PE - ĐIỆN BIÊN
Suối khoáng nóng Hua Pe thuộc xã Thanh Luông, huyện Điện Biên; cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 5 km về phía Tây Bắc.
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Nằm trong một khu rừng nguyên sinh thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên
Hầm chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Hầm chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nằm ở trung tâm lòng chảo Điện Biên Phủ
Tàu ngầm Trường Sa thay áo mới, chuẩn bị ra biển
Sau lần chạy thử nghiệm thành công trên hồ lớn, ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa (TP Thái Bình) đã cho sơn lại toàn bộ bề mặt của tàu ngầm mini Trường Sa nhằm chuẩn bị cho lần chính thức ra biển.
Sáng 28/3 vừa qua, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đã chính thức đưa tàu ngầm Trường Sa do ông tự sáng chế ra hồ lớn để thử nghiệm. Sau khoảng hai tiếng thử nghiệm trong hồ ở thành phố Thái Bình, tàu ngầm Trường Sa với màu đỏ đã hoạt động nhịp nhàng trước sự chứng kiến của hàng trăm người.
Tàu ngầm Trường Sa có màu sơn đỏ ấn tượng
Vài ngày sau, ông Hòa đã quyết định sơn lại toàn bộ phần vỏ ngoài của con tàu để chuẩn bị cho chuyến ra biển. Ông Hòa cho biết toàn bộ quá trình sơn tàu diễn ra trong 2 ngày. Gần như toàn bộ con tàu đã được phủ một lớp sơn đen, màu sơn chủ đạo thường được dùng cho các tàu ngầm quân sự trên thế giới.
Tàu ngầm Trường Sa được sơn thêm 3 lớp. Lớp ngoài cùng có màu đen bóng.
Lớp sơn đen khá mịn của tàu có được là nhờ một loại sơn đặc biệt dành cho tàu biển.
Theo ông Hòa, quá trình sơn và gia công cho toàn bộ con tàu đã tốn một khoản chi phí không nhỏ.
Dòng chữ "Chế tạo tại Thái Bình - Việt Nam" được sơn màu vàng nổi bật ở hai bên mạn tàu.
Phần giá đỡ phía dưới của tàu ngầm được sơn đỏ giống với màu cờ tổ quốc
Tên gọi "Trường Sa 01" cho thấy tham vọng chế tạo thêm nhiều tàu ngầm khác nữa của ông Hòa
Trao đổi với VnReview, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết mọi khâu chuẩn bị để tàu ngầm Trường Sa ra biển đã hoàn tất. Những lần thử nghiệm trước đã cho kết quả rất tốt nên ngoài việc sơn và tân trang lại phần vỏ thì ông chưa có ý định sửa hay thay thế bất cứ bộ phận nào trên con tàu.
"Tuần vừa qua, tôi đã làm việc với đại diện Viện kỹ thuật tàu quân sự (Bộ Quốc phòng). Chỉ chờ Bộ Quốc Phòng cho phép, tàu ngầm Trường Sa sẽ được ra biển", ông Hòa nhấn mạnh.
Tác giả tàu ngầm Trường Sa cũng cho biết khi ra biển thì tàu ngầm sẽ chạy thử trong bán kính 50 km, lớn hơn rất nhiều so với lần thử nghiệm trong hồ lớn tại khu công nghiệp Vĩnh Trà ở TP. Thái Bình. Địa điểm dự kiến thử nghiệm tiếp theo sẽ là vùng biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với độ sâu trung bình khoảng 20 – 30m.
Theo kế hoạch thử nghiệm Trường Sa trên biển, đoàn thử nghiệm sẽ gồm ba tàu: tàu ngầm Trường Sa và hai tàu cá. Hai tàu cá sẽ đóng vai trò tàu cảnh báo. Một tàu đi trước, một tàu đi sau. Hai tàu này đều được trang bị máy tầm ngư để có thể theo dõi được tàu ngầm Trường Sa đang ở đâu trong khi lặn xuống nước, di chuyển hay dừng lại…
Ngoài ra, chủ nhân tàu Trường Sa cũng đã lên sẵn những phương án dự phòng trong trường hợp tàu gặp sự cố. Ông Hòa cho biết là đã tham khảo ý kiến của chuyên gia và đã sắp xếp lại nơi đặt bình oxy lỏng, bình dầu nguyên liệu để tăng tính an toàn cho tàu. Ngoài ra, với hệ thống xả khí, tàu ngầm Trường Sa sẽ nổi nhanh chóng trong trường hợp gặp trục trặc khi đang lặn.
GL
Phá đường băng sân bay Mường Thanh
QĐND - Trưa một ngày đầu tháng 4, chúng tôi đến ngôi nhà xưa cũ, nằm trên phố Hoa Bằng (Cầu Giấy, Hà Nội) tìm gặp bác Phạm Duy Tân, nguyên Tổ trưởng liên lạc Tiểu đoàn 84 (Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 - Đại đoàn Quân Tiên phong) để nghe bác kể về những ngày tháng cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ phá đường băng, cắt đôi sân bay Mường Thanh của địch tại Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bác Tân hồi tưởng:
- Sau khi đánh cứ điểm 206, tôi trực tiếp chỉ huy anh Nguyễn Văn Năm và anh Hà Quang Tiềm nhận nhiệm vụ bắt liên lạc với đơn vị của Sư đoàn 312 để phối hợp thực hiện kế hoạch phá đường băng sân bay Mường Thanh, chặn đường tiếp tế bằng máy bay của địch. Trước lúc chúng tôi lên đường thực hiện nhiệm vụ, Tiểu đoàn trưởng Đào Đình Xung căn dặn: “Trước đây mình đã “cắt” sân bay bằng súng cối, bây giờ phải phá đường băng, phải cắt thật, đào hào ngang qua!”.
Bác Phạm Duy Tân kể lại việc đào hào cắt sân bay địch.
|
Sa trường Mường Thanh trước trận thư hùng
ĐBP – Lâu nay, một câu hỏi được đặt ra: Có phải chiến dịch Điện Biên Phủ là trận đánh duy nhất tại sa trường Mường Thanh? Với không ít người thuộc thế hệ sinh sau năm 1954, thì Điện Biên Phủ chỉ là một trận đánh 56 ngày đêm, nếu tính cả cuộc truy đuổi tàn binh địch khi chúng tìm cách rút chạy sang Lào theo con đường biên giới tây nam... Trên thực tế, trước đó, đã có những trận đánh dữ dội ở Mường Thanh, do các đơn vị của Đại đoàn 316 thực hiện...
Tháng 10/1953, trong khi kế hoạch hành binh mang tên “Cátxtô” (con Hải ly) đánh chiếm Điện Biên Phủ còn chưa kịp hoàn thiện, thì tổng hành dinh của Navarre ở Hà Nội rất bất ngờ trước “hung tin”, về việc “hình như Đại đoàn 316 của Việt Minh đã xuất quân lên hướng Tây Bắc?”. Và cái gì đến đã đến: Mọi việc bắt đầu từ lúc 8 giờ 15 phút, ngày 20/11/1953. Từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) và sân bay Cát Bi (Hải Phòng), 60 chiếc Đakôta hợp thành một thê đội đặc biệt, chở đầy lính Âu – Phi được sự yểm trợ của một phi đội cường kích B.26 – loại máy bay oanh tạc “Invadơ” thế hệ mới – bất ngờ dàn hàng ngang lao vun vút lên vùng trời Tây Bắc. Hành động đó mở đầu cho cuộc hành quân Cátxtô, do tướng Gin (Gilles) cầm đầu, để tái chiếm thung lũng Mường Thanh – đấy là một viên tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc, từng chỉ huy đổ bộ thành công lên căn cứ Nà Sản (Sơn La) trước kia.
Chiến dịch bắt đầu, lúc này là 17 giờ 10 phút ngày 13/3/1954. Ảnh tư liệu
|
13-3 đến 7-5-1954 : Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Bí thư Đảng ủy kiêm Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch. Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch Hội đồng cung cấp Mặt trận. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái – Phó tổng tham mưu trưởng làm Tham mưu trưởng chiến dịch.
|
Vào hầm hào Đờ Cát thua trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu
Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây gần 60 năm được đánh giá là “lừng lẫy non sông, chấn động địa cầu” và di tích Điện Biên Phủ đã được xếp hạng 23 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Dưới sự chủ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau 55 ngày đêm trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội ta đã toàn thắng và bắt sống tướng Đờ Cát, chỉ huy cao nhất của quân Pháp vào ngày 7/5/1954.
Tái hiện cảnh Bác Hồ trao quyền chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất - Điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh hấp dẫn
Uva - di chỉ khảo cổ cần được khai quật và điểm đến cần được đầu tư nâng cấp
Trong chiến tranh, địa danh Điện Biên Phủ đã trở thành một hình tượng sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí bất khuất không chịu khuất phục trước bạo tàn. Điện Biên Phủ giúp cho các dân tộc thuộc địa hãnh diện ngẩng cao đầu, là tiếng chuông báo trước sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Địa danh Điện Biên Phủ đã trở thành "biểu tượng" của chiến thắng và hoà bình.
|
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ - biểu tượng của khát vọng hòa bình
Nếu có ai hỏi tôi cũng như rất nhiều người dân đã từng sống và trải nghiệm trên mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ anh hùng rằng ở đâu có tầm view (tầm nhìn) thành phố đẹp nhất thì tôi đoán rằng đa số sẽ nói đó chính là đồi D1 nơi đặt tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Đặc điểm nổi bật của địa hình thành phố Điện Biên Phủ bên cạnh một cánh đồng Mường Thanh nổi tiếng đã đi vào huyền thoại “Nhất Thanh, nhì Lò, tam |
Giới thiệu
NHÀ NGHỈ BÌNH MINH
Nhà nghỉ Bình Minh được tọa lạc tại số nhà 02, tổ 01, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên, Một trong những khu phố sầm uất nhất tại thành phố Điện Biên Phủ. Từ nhà nghỉ, du khách có thể đi bộ: 01 - 03 phút tới bảo tàng lịch sử điện biên, Nghĩa trang liệt sỹ, Đồi A1; 10 - 15 phút tới Tượng đài chiến thắng, hầm Đờ Cát - Xtơ ri...
Như vậy lộ trình thăm quan thành phố Điện Biên Phủ của Quý khách tính từ nhà nghỉ Bình Minh sẽ rất thuận tiện như sau: Nghĩa Trang Liệt sỹ, Nhà Bảo tàng, Đồi A1, Tượng Đài Chiến Thắng,
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)